Việt Nam hiện nay có hàng trăm khu công nghiệp trải dài khắp cả nước phục vụ nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Với bài viết này, quý khách có thể có được cái nhìn tổng quan về tình hình các khu công nghiệp tại miền Trung Việt Nam và cảm thấy thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm các khu công nghiệp theo các tiêu chí khác nhau như: khu vực địa lý, giá thuê đất, tổng diện tích cần thuê, giá thuê nhà xưởng, diện tích nhà xưởng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ưu đãi đầu tư, nhà xưởng cho thuê,…
Khu vực miền Trung của nước ta hiện đang là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Các khu công nghiệp tại miền Trung, khu chế xuất đã và đang mọc lên như nấm. Do đó, việc xác định chính xác khu vực phân bố và quy mô của từng khu công nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách định hướng công việc làm ăn, xây dựng chiến lược phát triển đúng đắn.
Tình hình phát triển khu công nghiệp tại các tỉnh miền Trung
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện cùng nhiều trang thiết bị hiện đại
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thể chế chính trị ổn định nhất trên thế giới tại thời điểm hiện tại. Đây là những yếu tố rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Đặc biệt, việc Việt Nam là quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 cũng được ghi nhận và các nhà đầu tư đang coi đây là điểm đến lý tưởng để có thể xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội tại các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm chế xuất…
Sự phát triển nhanh các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành phố trong Vùng. Kết quả này thể hiện qua một số mặt sau: (1) thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách; (2) góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng; (3) góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác phát triển; và (4) bước đầu góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 05 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, vùng có diện tích 28.111 km2 , bằng 8,5% diện tích toàn quốc. Tính đến hết năm 2018, các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã thu hút được 928 dự án đầu tư, trong đó có 725 dự án có vốn đầu tư trong nước và 203 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tổng số vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp tại Vùng năm 2018 đạt 95.865 tỷ đồng (tương ứng 4.124 triệu USD), trong đó vốn đầu tư đăng ký trong nước là 45.800 tỷ đồng và vốn đầu tư đăng ký FDI là 50.065 tỷ đồng (tương đương 2.153,8 triệu USD). Tỷ suất vốn đầu tư đăng ký bình quân tính trên một dự án đầu tư lại giảm xuống, từ 116,3 tỷ đồng/dự án năm 2013 xuống còn 103,3 tỷ đồng/dự án năm 2018, đặc biệt vốn đầu tư đăng ký FDI BQ tính trên một dự án FDI giảm mạnh, từ 369 tỷ đồng/dự án năm 2013 xuống còn 246,6 tỷ đồng/dự án.
Đặc điểm nổi bật của khu công nghiệp tại miền Trung
Đầu tư trang thiết bị hiện đại
Trong thời buổi kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, việc hình thành nên các khu công nghiệp là một điều hết sức cấp thiết của miền Trung nói riêng và nước ta nói chung, để giải quyết lượng lớn các lao động phổ thông từ các tỉnh thành trong cả nước, cùng với đó là nguồn lợi kinh tế và nguồn vốn để phát triển đất nước, trong những năm qua đã có nhiều những khu công nghiệp được hình thành và xây dựng.
Đặc điểm của các khu công nghiệp tại miền Trung:
- Phân bố các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp kỹ thuật cao tại thành phố Huế, Chân Mây, thành phố Đà Nẵng với khu vực Hội An, Mỹ Sơn thuộc Bắc Quảng Nam, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), bán đảo Phương Mai (Bình Định) để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực việc bảo vệ di sản, cảnh quan với khả năng phát triển các ngành dịch vụ không khói.
- Bố trí các ngành công nghiệp nặng tại khu vực Quảng Ngãi, nam Quảng Nam, Bình Định tại các vùng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp khai khoáng như mỏ đá ở Bình Định, cát thủy tinh ở Quảng Ngãi, mỏ đá vôi ở các huyện tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận thuận lợi với các đầu mối vận tải biển hàng không, đường sắt, đường bộ quốc gia.
- Bố trí các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp đa ngành như khu vực Bình Định, các vùng miền núi trung du dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh với tuyến Trường Sơn đông tại vùng dồi dào nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp. Khu vực thượng nguồn các sông lớn nên phát triển công nghiệp thủy điện vừa và nhỏ.
Toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện có 40 khu công nghiệp, trong đó có 5 khu công nghiệp trọng điểm là Khu công nghệ thông tin và công nghệ cao Đà Nẵng, Khu kinh tế mở Chu Lai, các khu kinh tế Dung Quất, Chân Mây và Nhơn Hội, là những điểm mang tính đột phá, hạt nhân làm động lực phát triển cho vùng, đóng góp quan trọng trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng.
Top Khu công nghiệp lớn nhất miền Trung
- Khu công nghiệp Khánh Hòa mở rộng
- Khu công nghiệp Đà Nẵng
- Khu công nghiệp Nam Cam Ranh
- Khu công nghiệp Tam Hiệp
- Khu công nghiệp Nhơn Hội
- Khu công nghiệp An Phú
- Khu công nghiệp Trà Đa
- Khu công nghirpj Tam Thắng
- Khu công nghiệp Hòa Phú
Một số khu công nghiệp tại miền Trung nổi bật
Cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị hiện đại
Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng
- Khu công nghiệp Hòa Cầm
- Khu công nghiệp Liên Chiểu
Khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
- Khu công nghiệp Vạn Thắng
- Khu công nghiệp Ninh Thủy
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
- Khu công nghiệp Quảng Phú
- Khu công nghiệp Tam Anh
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam
- Khu công nghiệp Phú Xuân
- Khu công nghệp Bắc Chu Lai
Khu công nghiệp tỉnh Bình Định
- Khu công nghiệp Phú Tài
- Khu công nghiệp Nhơn Hòa
Khu công nghiệp tỉnh Phú Yên
- Khu công nghiệp Điềm Thụy
- Khu công nghiệp Hòa Hiệp
Khu công nghiệp tỉnh Gia Lai
Khu công nghiệp tỉnh Đăk Nông
- Khu công nghiệp Tam Thắng
Khu công nghiệp tỉnh Đăk Lăk
Lời kết
Tùy vào mục đích kinh doanh và cách thức vận hành mà doanh nghiệp sẽ có những sự lựa chọn đầu tư vào loại hình khu công nghiệp phù hợp. Để có sự lựa chọn phù hợp nhất thì ngoài việc tìm hiểu thông tin về khu công nghiệp thì doanh nghiệp nên tìm đến một dịch vụ tư vấn đầu tư uy tín. Odin Land là đơn vị hỗ trợ tư vấn và môi giới tốt nhất mà quý khách có thể lựa chọn dịch vụ tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Bất động sản. Chúng tôi tư vấn các vấn đề mà quý doanh nghiệp quan tâm như thông tin cho thuê kho, cho thuê nhà xưởng, đất khu công nghiệp cho thuê các tỉnh miền Trung,…
Đây là một số lưu ý nhỏ cho quý khách nếu đang có ý định tìm kiếm mặt bằng cho thuê phục vụ mục đích kinh doanh. Mong rằng bài viết đã giúp cho quý vị có thêm kiến thức để có thể lựa chọn mặt bằng khu công nghiệp ưng ý để đầu tư.