Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam không ngừng phát triển, trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư hiện nay.
Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO. Theo đó, trong giai đoạn 1990-2018 đã tăng 50 bậc và giai đoạn 2010-2018 tăng 23 bậc, tăng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN và đã tiệm cận vị trí thứ 5 của Philipphin, tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối.
Tình hình phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam năm 2020
Khu công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh
Tính đến hết tháng 10/2020, trên phạm vi cả nước có 369 KCN được thành lập (bao gồm cả các KCN nằm trong các KKT ven biển, KKT cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 113,3 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt khoảng 73,6 nghìn ha (chiếm khoảng 65% diện tích đất tự nhiên). Các KCN được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng.
Trong số 369 khu công nghiệp được thành lập có 280 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 82,8 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 56,6 nghìn ha, đã cho các nhà đầu tư thuê/thuê lại khoảng 39,8 nghìn ha (đạt tỷ lệ lấp đầy 70,1%) và 89 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 30,5 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 16,3 nghìn ha.
Các KCN được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng.
Hiệu quả khi đầu tư vào các Khu công nghiệp
Sự lựa chọn thông minh cho các nhà đầu tư
Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế
- KCN với đặc điểm là nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại và thu hút các nhà đầu tư cùng đầu tư trên một vùng không gian lãnh thổ do vậy đó là nơi tập trung và kết hợp sức mạnh nguồn vốn trong và ngoài nước.
- Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước tham gia xây dựng hạ tầng KCN và đầu tư sản xuất trong KCN sẽ tạo sự tin tưởng và là động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN.
Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách
- Hàng hóa sản xuất ra từ các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu của địa phương và của cả nước.
- Hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua việc cung ứng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong KCN và việc một số doanh nghiệp chế xuất tổ chức gia công một số chi tiết, phụ tùng, một số công đoạn tại các doanh nghiệp trong nước góp phần vào quá trình nội địa hóa trong cơ cấu giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp.
Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước
- KCN là nơi tập trung hóa sản xuất cao và từ việc được tổ chức sản xuất khoa học, trang bị công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các doanh nghiệp FDI, các cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc tại các KCN sẽ được đào tạo và đào tạo lại về kinh nghiệm quản lý, phưong pháp làm việc với công nghệ hiện đại, tác phong công nghiệp …. Những kết quả này có ảnh hưởng gián tiếp và tác động mạnh đến các doanh nghiệp trong nước trong việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi phương pháp quản lý … để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực
- Thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc tại các KCN và đã có tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư đồng thời góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Phát triển KCN góp phần quan trọng trong việc phân công lại lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ và hàm lượng chất xám cao.
- Quan hệ cung cầu lao động diễn ra ở thị trường này diễn ra gay gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao động, người lao động phải rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay nghề.
Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư vào các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển thị trường địa ốc… đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN.
- Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ…
- Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh.
Phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
- KCN là động lực thúc đẩy việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, góp phần cơ cấu lại lĩnh vực phân phối, lưu thông và dịch vụ xã hội; tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh đặc thù của mình, đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất trong từng vùng, miền và cả nước; từ đó tạo ra những năng lực sản xuất, ngành nghề và công nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và khu vực toàn tuyến hành lang kinh tế nói chung từng bước chuyển biến theo hướng một nền kinh tế CNH, thị trường, hiện đại.
- Doanh nghiệp đơn lẻ xây dựng các công trình xử lý chất thải rất tốn kém, khó có thể đảm bảo được chất lượng nhất là trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. KCN là nơi tập trung số lượng lớn nhà máy công nghiệp, do vậy có điều kiện đầu tư tập trung trong việc quản lý, kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy việc xây dựng các KCN là tạo thuận lợi để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành, khu dân cư đông đúc, hạn chế một phần mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện môi trường theo hướng thân thiện với môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Một số điều cần quan tâm và lưu ý khi thuê mặt bằng tại Khu công nghiệp
Việc lựa chọn địa điểm thuê khu công nghiệp để đầu tư sản xuất là quyết định quan trọng với Nhà đầu tư và cần quan tâm các yếu tố chính sau:
- Vị trí khu công nghiệp và vị trí khu đất: Đây là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng trong việc quyết định lựa chọn thuê đất trong khu công nghiệp. Vị trí thể hiện việc thuận lợi kết nối giao thông tới cảng biển, tới sân bay, tới cửa khẩu, tới trung tâm các thành phố lớn, tới các nhà máy nơi bán sản phẩm và các doanh nghiệp phụ trợ xung quanh. Quy hoạch các tuyến đường hiện tại và tương lai, quy hoạch cảng biển, sân bay, cửa khẩu, các dự án công nghiệp đang triển khai cũng là những vấn đề đặc biệt quan tâm.
- Môi trường đầu tư: Nơi dự kiến mở nhà máy có nhiều chính sách ưu đãi và cởi mở với nhà đầu tư, ngành nghề dự kiến đầu tư, chỉ số PCI và các chỉ số có liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư, công khai minh bạch thủ tục đầu tư như thế nào.
- Định hướng, quy hoạch phát triển của tỉnh/thành phố nơi dự kiến đặt đầu tư tại khu công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp như thế nào, mức độ đầu tư hạ tầng ra sao, các trục đường chính rộng bao nhiêu m2, mật độ giao thông, cây xanh cảnh quan và công trình hạ tầng kỹ thuật như thế nào?
- Các doanh nghiệp đã được cấp phép trong khu công nghiệp như thế nào, các doanh nghiệp này đến từ nước nào?
- Dịch vụ hỗ trợ của chủ đầu tư khu công nghiệp như thế nào, có chuyên nghiệp không và hỗ trợ được các vấn đề có liên quan trong việc cấp phép và hoạt động sau này của nhà máy không?
- Thời hạn: Dự án khu công nghiệp được cấp chủ trương đầu tư từ năm nào và thời hạn thuê đất đến năm nào (còn bao nhiêu năm)?
- Hình thức thanh toán: Tiền thuê đất trả tiền hàng năm hay trả tiền một lần?
- Quy hoạch sử dụng đất trong khu công nghiệp có phù hợp với mục đích xây dựng nhà máy hay không; ngành nghề thu hút đầu tư trong khu công nghiệp có phù hợp với ngành nghề dự kiến đầu tư hay không? Nếu không phù hợp thì hướng xử lý như thế nào?
- Ưu đãi vùng: Khu công nghiệp nằm tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nằm tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hay địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi?
- Các ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế suất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất khi đầu tư nhà máy sẽ được ưu đãi cụ thể như thế nào?
- Nội dung hợp đồng thuê đất như thế nào, tiến độ thanh toán, thời gian bàn giao mặt bằng, thủ tục cấp chứng nhận đầu tư, thủ tục cấp phép, quyết định giao đất, tiến độ đầu nối hạ tầng và xử lý các trường hợp xảy ra như thế nào?
- Mức lương tối thiểu vùng tại khu công nghiệp như thế nào? Có thể tuyển dụng được số lượng công nhân theo yêu cầu, trình độ tay nghề, ý thức, . . . của công nhân, khả năng tuyển dụng nhân viên văn phòng, cán bộ cấp trung và cao cấp.
- Các doanh nghiệp phụ trợ có sẵn trong khu vực hoặc trong tương lai và khả năng kết nối với các doanh nghiệp phụ trợ?
- Nhà ở xã hội: Trong khu công nghiệp có các nhà ở xã hội cho công nhân hoặc có quy hoạch khu đất để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân?
- Ngân hàng nào sẽ tài trợ cho dự án.
- Danh sách các nhà thầu thiết kế, thi công, sản xuất cung ứng dịch vụ uy tín và chi phí hợp lý nhất tại Việt Nam.
Top 10 Khu công nghiệp phát triển nhất Việt Nam
Tổng thể quy mô của khu công nghiệp Becamex Bình Phước
- KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ NAM SƠN – HẠP LĨNH
- KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC
- KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ NGHĨA
- KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH XUYÊN
- KHU CÔNG NGHIỆP PHƯỚC ĐÔNG
- KHU CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN – NHƠN HỘI
- KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN
- KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
- KHU CÔNG NGHIỆP TÂN PHÚ TRUNG
- KHU CÔNG NGHIỆP BECAMEX BÌNH PHƯỚC
Ngoài ra, dưới đây chúng tôi liệt kê một số khu công nghiệp nổi bật và có tiềm năng phát triển lớn:
Khu công nghiệp tại Miền Bắc
Khu công nghiệp tại Miền Nam
Khu công nghiệp tại Miền Trung
Lời kết
Tùy vào mục đích kinh doanh và cách thức vận hành mà doanh nghiệp sẽ có những sự lựa chọn đầu tư vào loại hình khu công nghiệp phù hợp. Để có sự lựa chọn phù hợp nhất thì ngoài việc tìm hiểu thông tin về khu công nghiệp thì doanh nghiệp nên tìm đến một dịch vụ tư vấn đầu tư uy tín. Odin Land là đơn vị hỗ trợ tư vấn và môi giới tốt nhất mà quý khách có thể lựa chọn dịch vụ tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Bất động sản.
Đây là một số lưu ý nhỏ cho quý khách nếu đang có ý định tìm kiếm mặt bằng cho thuê phục vụ mục đích kinh doanh. Mong rằng bài viết đã giúp cho quý vị có thêm kiến thức để có thể lựa chọn mặt bằng khu công nghiệp ưng ý để đầu tư.